Translate

vendredi 14 septembre 2012

cay nap am Nepethes annamensis


-Nấp ấm - Nepenthes annamensisJul 10, '09 12:29 PM

Nấp ấm - Nepenthes annamensis

Tên Việt Nam: Nắp ấm

Tên Latin: Nepenthe annamensis
Họ: Nắp ấm Nepenthaceae
Bộ: Nắp ấm Nepenthales
Nhóm: Cây làm thuốc

Mô tả:
Cỏ leo, thân dài 20 - 30cm hay hơn, khi non có lông màu vàng, sau nhẵn. Lá gồm 2 phần, phần dưới hình dải, thắt lại tử giữa thành roi với một vùng lông rậm, phần trên cuống phình lên thành cái bình hình trụ, có nắp ở phần cối của phiến lá. Bình ở lá gốc thích nghi với việc bắt mồi to nhờ thành bình ngắn thắt từ giữa và có vùng lông dầy gần miệng, bình ở lá phía trên thích nghi với việc bắt mồi nhỏ do trong bình có nhiều tuyến tết ra dịch axít làm tan được protitm, có tua ngắn và có lông.

Cây mang hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa chùm ở đầu cành. Cụm hoa đực dài đến 50cm, trong đó phần mang hoa ở trên đầu dài 14 - 15cm. Bao hoa gồm những phiến hình trái xoan, có lông màu gỉ sắt ở mặt ngoài và ở mép, bên trong có tuyến, cột nhụy có lông ở gốc, bao phấn hợp lại. Cụm hoa cái dài đến 50cm, trong đó phần mang hoa ở trên đầu dài 8 - 10cm. Cuống hoa dài 8,5mm, có lông. Bao hoa có 4 phiến hình mác, có lông ở mặt ngoài và ở mép, có tuyến ở mặt trong. Quả có cuống dài 1,5cm, màu đen nhạt, có lông. Hạt hình thoi dài 5 - 6mm.

Nơi sống và sinh thái:

Một loài cây ăn thịt, mọc ở đầm lầy nước ngọt, nước tù đọng và đất chua.

Phân bố:

Loài đặc hữu hẹp của nam Đông Dương.

Việt Nam: Mới chỉ gặp ở Quảng Trị (Bến Hải: Vĩnh Linh), Quảng Nam - Đà Nẵng, Lâm Đồng (Lạc Dương: Langbian, Đà Lạt, Bảo Lộc).

Thế giới: Campuchia.

Giá trị:

Nguồn gen qúy, hiếm.

Tình trạng:

Loài hiếm. Số lượng cá thể ít lại sắp bị tuyệt chủng do các đầm bị khai phá thành ruộng nước hay ao hồ nuôi thủy sản. Mức độ đe doạ: Bậc R.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Bảo vệ nguyên vẹn loài trong một số đầm lầy ở các khu bảo tồn thiên nhiên. Đem về trồng ở vườn thực vật các thành phố, thị xã.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 199.
________________________________________________________________________
;;;

Cây nắp

ấm ranh mãnh
Phát hiện này được nhà nghiên cứu Laurence Gaume và Yoel Forterre ở Pháp công bố vào hôm 14.11 cho thấy cây nắp ấm Nepenthes mọc ở vùng rừng mưa nhiệt đới châu Á thông minh hơn các loài cây nắp ấm khác. Thông thường, cây nắp ấm tiết ra chất nhầy thu hút con mồi. Có độ dính cao, chất nhầy này khiến con mồi không thoát ra được, nhưng đôi khi gặp nước mưa chất nhầy loãng ra nên không giữ được con mồi. Với chất nhầy của cây nắp ấm Nepenthes, con mồi không có cơ hội sống sót vì những sợi tơ mảnh và dai tồn tại ngay cả khi chất nhầy bị loãng ra do nước mưa vẫn sẽ giữ những con mồi lại. Tơ trong dịch nhầy là đặc điểm thích nghi của cây nắp ấm Nepenthes với khí hậu mưa nhiều trong rừng nhiệt đới.

(Theo Live Sience)
_________________________________________________________________________
 

Phát hiện cây nắp ấm kén ăn đầu tiên

 
 
 
 
 
 
 
 
Được trang bị những chiếc bẫy dính chặt hay trơn nhẫy, hầu hết các thực vật ăn thịt không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tiêu thụ tất cả các sinh vật bé nhỏ rơi vào tròng của nó. Nhưng một cây nắp ấm ở rừng nhiệt đới Brunei dường như đã đạt độ tinh xảo trong nghệ thuật bắt mồi - chúng chỉ quyến rũ loài mối.

Nepenthes albomarginata, loài nắp ấm cầu kỳ này có thể bắt hàng ngàn con mối nhờ những chiếc lá dạng lọ, được “bôi mỡ” của nó. Bên trong lọ chứa đầy các chất dịch tiêu hóa, sẵn sàng "làm mắm" kẻ xấu số.

Theo Marlis Merbach tại Đại học Frankfurt (Đức) và cộng sự, đây là trường hợp thực vật ăn thịt “kén cá chọn canh” đầu tiên mà khoa học ghi nhận được. Hơn nữa, đây cũng là loài duy nhất dùng các mô của chính nó để nhử con mồi.

Nhóm của Merbach phát hiện rằng N. albomarginata dụ dỗ mối bằng những sợi tơ trắng mọc quanh miệng nắp. Những con mối đi kiếm ăn không thể cưỡng lại món ăn béo bở này, bèn báo tin về chiến lợi phẩm cho những kẻ cùng tổ, rồi mới lục tục định cắt nhỏ chúng ra và mang về nhà. Lũ mối sảy chân vào chiếc nắp ấm và thế là hết. Vì mối là sinh vật xã hội, nên cây nắp ấm có thể yên tâm chờ đợi một bữa ăn lớn: Khi một con mối bị thu hút, cả tổ của nó có thể cùng bị lôi cuốn theo.

Thông thường, những loại cây ăn thịt này chỉ bắt được vài chục con côn trùng trong vòng đời dài 6 tháng của nó. Nhưng chỉ trong 1 phút quan sát, nhóm nghiên cứu đã thấy 22 con mối bị rơi vào nắp ấm của cây N. albomarginata.

Chiến thuật tinh vi này là một ví dụ tuyệt vời về sự thích nghi, theo các nhà nghiên cứu. Không có thực vật nào khác biết sử dụng sự chuyên môn hóa của cơ thể để làm "mồi câu" sinh học như thế. Phần lớn thực vật nắp ấm sống trên các tầng cây cao trong rừng mưa nhiệt đới, và sử dụng vẻ yêu kiều hay mùi thơm để thu hút những côn trùng có cánh vào cái bẫy của chúng. Còn N. albomarginata sống trên thảm rừng âm u, nơi có rất ít động vật sinh sống. Vì thế, nó phải nhờ đến các lưỡi câu từ thịt của chính mình.

B.H. (theo Nature)
^^^^^^
monglehoa wrote on Oct 2, '10
Hay nhỉ .
biennho221 wrote on Sep 19, '10
nhanam said
Giá mà rẻ rẻ, thì mua một mớ về bắt đủ loại côn trùng luôn
hi' hi' em cung khong biet' gia' bao nhieu chac cung mac'
nhanam wrote on Sep 17, '10
Giá mà rẻ rẻ, thì mua một mớ về bắt đủ loại côn trùng luôn

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire